Khái quát Khả_đôn

Trong lịch sử Trung Quốc, danh hiệu này ban đầu được gọi là "Khả tôn" và lần đầu thấy ở Nam Tề thư, quyển 57 Liệt truyện:「"Ẩm thực trù danh 《A Chân Trù》, tại Tây, Hoàng hậu Khả tôn hằng xuất thử trù cầu thực"」. Sách Tân Đường thư, phần truyện về Đột Quyết có ghi:

突厥阿史那氏,蓋古匈奴北部也。居金山之暘,臣于蠕蠕,種裔繁衍。至吐門,遂彊大,更號可汗,猶單于也,妻曰可敦。

.

Đột Quyết A Sử Na thị, là bộ tộc lớn của người Hung Nô tại phía Bắc. Cư trú huyện Dương ở Kim Sơn, thần phục Nhu Nhiên, trồng trọt sinh sản. Đến đất Thổ Môn, lại trở nên lớn mạnh, xưng hiệu Khả hãn, ngang như Thiền vu vậy, vợ xưng Khả đôn.

— Trích phần Đột Quyết liệt truyện trong Tân Đường thư.

Nhiều nhận định rằng khoảng thế kỉ 1 đến thế kỉ 3, các tộc Tiên Ti và Nhu Nhiên cũng dùng xưng hô này để chỉ vợ của nhà Vua theo bản ngữ[1]. Trước khi Hồi giáo đến Trung Đông, tước hiệu này cũng dùng cho vợ của vị Vua thành Bukhara. Encyclopaedia Hồi giáo ghi nhận "Khả đôn" (Khatun) là một danh hiệu theo tiếng Sogdia, dùng cho vợ thậm chí là chị em gái có quan hệ với các vị thủ lĩnh của tộc Đột Quyết. Peter Benjamin Golden giải thích "Khả đôn" là mượn từ tiếng Sogdia chữ [xwāten], có nghĩa "Vợ của chúa tể"[2].

Tại Đế quốc Ottoman trước thế kỉ 16, các vợ, chị em và mẹ của Sultan ban đầu cũng được xưng gọi "Khả đôn", dù về sau đã bị thay thế bởi các tước hiệu Sultan. Hiện nay trong thế giới hồi giáo, "Khả đôn" là một từ chung dành cho phụ nữ.